Đã từng có minh chứng cụ thể là có những vị khách ăn cơm gạo lứt muối mè đã khỏi bệnh. Vậy nên điều đầu tiên mà bếp khuyên các anh chị, cô chú mắc bệnh là cứ hãy yên tâm, tinh thần nên giữ bình ổn, đừng lo lắng thái quá, cứ kiên trì ăn gạo lứt muối mè khoảng 10 ngày thôi thì lượng đường sẽ tụt xuống rất nhanh!
Cơm lứt có lượng tinh bột chuyển hóa thành glucose thấp hơn nhiều so với cơm trắng. Khi còn ăn cơm trắng thì còn khó chữa bệnh. Hơn nữa, gạo lứt có lớp vỏ bên ngoài giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng của hạt gạo.
Cứ khi nào cảm thấy người xâm xoàng trong quá trình ăn cơm lứt muối mè thì bổ trợ bằng nước bột sắn dây cùng tương Tamari. (Xâm xoàng có thể do cơ chế thải độc hoặc chưa quen với cách ăn kiêng khem). Nhiều cô, chú do lượng đường tụt nhanh, bác sĩ khám thì bảo thiếu chất hay canxi trong xương giảm gây tâm lý lo lắng. Tuy nhiên, ăn thực dưỡng vẫn có cách để “khắc phục” được tình trạng này.
Những lúc này, để bổ trợ cho cơ thể trong quá trình điều trị tiểu đường, bạn nên uống thêm trà gạo lứt. Có thể uống trà gạo lứt trong suốt khoảng thời gian trong ngày.
Bên cạnh đó có thể dùng thêm cốm gạo lứt rang. Cốm rang lên sẽ dương hơn rất nhiều, chứa nhiều canxi. Ngoài ra có thể ăn bột gạo thực dưỡng hoặc bột kem thực dưỡng. Chúng chứa rất nhiều dưỡng chất cũng như lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó mà bạn có thể an tâm cơ thể không bị thiếu hụt dưỡng chất.
Bên cạnh đó, những thức ăn phụ sau khi mọi người ăn rộng ra, hỗ trợ bệnh tiểu đường có thể sử dụng là mướp đắng, bí đỏ, phổ tai, tương miso. Dùng đậu đỏ ngâm 5 phút trong nước nóng nấu với phổ tai rồi ăn cùng tương Miso cũng là một cách ăn rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, các bạn còn có thể áp dụng hay khuyên người thân có bệnh ăn uống như sau:
- Dùng thêm sữa thảo mộc thay bữa ăn tối.
- Dùng Trà gạo lứt rang thay nước lọc. Có thể uống trà ngưu bàng để hỗ trợ thận.
- Sử dụng tương Tamari và muối hầm khi nấu ăn.